Ngày 18 tháng Bảy, GDCI ra mắt phiên bản tiếng Việt của các ấn phẩm đã đạt giải thưởng Hướng dẫn Thiết kế Đường phố Toàn Cầu, Hướng dẫn Thiết kế Đường phố cho Trẻ em và Cách thức Đánh giá Chuyển đổi Đường phố. Cùng với sự kiện ra mắt, thành phố Hà Nội cũng bày tỏ sự ủng hộ Hướng dẫn thiết kế đường phố toàn cầu, thể hiện quan tâm và áp dụng các nguyên tắc của hướng dẫn.
Phiên bản tiếng Việt của các tài liệu là một phần của công việc lớn hơn mà GDCI đang thực hiện với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội.
Năm 2022, 11.448 vụ tai nạn làm 6.364 người chết và 4.215 người bị thương nặng ở Việt Nam. Đáng báo động là người đi bộ tiếp tục có nguy cơ cao nhất, chiếm 39% tổng số ca tử vong do tai nạn giao thông đường bộ. Theo số liệu chính thức, phân chia phương thức giao thông ở Hà Nội chủ yếu là xe động cơ hai bánh: phần lớn phương tiện giao thông trên đường phố là xe máy. Theo Hà Nội Times, năm 2019 Việt Nam có 61,3 triệu xe máy lưu thông trên đường, phục vụ dân số khoảng 95 triệu người.
Các báo cáo về các vấn đề an toàn đường bộ, đặc biệt là do xe mô tô phân khối lớn và số lượng xe ôm hoặc xe máy taxi ngày càng tăng, những phương tiện không chính thức để mưu sinh bằng nghề lái xe giao hàng, gây khó khăn cho tiến trình cải thiện đường phố an toàn.
Từ năm ngoái, nhóm chuyên gia của GDCI trong Dự án Sáng kiến Bloomberg Philanthropies vì An toàn Đường bộ Toàn cầu (BIGRS) đã làm việc tại thành phố Hà Nội, một thành phố đông dân cư với khoảng 8 triệu dân, để giải quyết những thách thưc về an toàn đường bộ cùng với sự gia tăng của nhu cầu đỗ xe và ùn tắc, thiếu hạ tầng cho người đi bộ.
Trọng tâm là tạo ra những con đường an toàn cho trẻ em và thanh niên, là nhóm dễ tổn thương nhất khi tham gia giao thông và sử dụng không gian công cộng. Các đường phố trước trường học không an toàn do thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp cho người đi bộ và lượng phương tiện quá lớn.
Năm ngoái, GDCI, cùng với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và Ban An toàn Giao thông Thành phố, đã đặt ra mục tiêu cải thiện giao thông tại khu vực trường học an toàn hơn, yên tĩnh hơn và ít tắc nghẽn hơn cho học sinh và phụ huynh.
GDCI đã hợp tác với các cơ quan thành phố và các đối tác địa phuong để phân tích các khu vực xung quanh trường học và đã quyết định tập trung vào ba cụm trường: Trường tiểu học Nguyễn Du, cụm các trường tại Sài Sơn, Xuân Đỉnh.
Mỗi trường nằm trong các bối cảnh đường phố khác nhau tại Hà Nội. Một cụm trường nằm trong một khu vực làng xóm đang đô thị hóa với những con đường dân cư chật hẹp thường xuyên tắc nghẽn. Một cụm trường khác lại nằm trên một tuyến đường ven đô, nơi xe tải chở hàng thường xuyên chạy qua nơi mà trẻ em thường xuyên phải qua đường. Mỗi nơi đều có những thách thức riêng về an toàn cho học sinh và phụ huynh, cũng như thách thức về ùn tắc và đỗ xe.
Quản lý chương trình Uditi Agarwal và Abhimanyu Prakash, phụ trách khu vực Châu Á và Châu Phi, đã tới Hà Nội để khảo sát từng địa điểm và gặp gỡ các nhà lãnh đạo của Sở Giao thông Vận Tải Thành phố. Điều này đã giúp chúng tôi hiểu được trải nghiệm của những người đang sử dụng những không gian này, cũng như tầm nhìn của thành phố. Dựa trên kết quả một số chuyến khảo sát tại thành phố và các cuộc thảo luận sau đó với các bên liên quan, GDCI đã đề xuất các biện pháp can thiệp đối với các địa điểm nhằm giúp cải thiện điều kiện an toàn và dễ tiếp cận hơn. Những biện pháp can thiệp bao gồm cơ sở hạ tầng thúc đẩy giảm tốc độ thông qua các biện pháp điều tiết giao thông như nâng cao nút giao, gờ giảm tốc và thu hẹp bán kính rẽ của các phuong tiện cơ giới; và cung cấp cơ sở hạ tầng an toàn cho người đi bộ như vỉa hè liên tục, phần mở rộng lề đường và tại các nút giao đồng mức.
Đầu năm nay, nhóm đã tiếp tực thực hiện nghiên cứu chi tiết các địa điểm. Một đợt khảo sát để thu thập các số liệu chi tiết đã được thực hiện tại địa điểm cụm trường Xuân Đỉnh để nắm rõ hơn về hiện trạng “trước” khi can thiệp. Các số liệu định lượng gồm thông tin về số lượng người đi bộ, lưu lượng giao thông và tốc độ phương tiện cũng như thông tin định tính về cảm nhận về an toàn đường bộ của người tham gia giao thông. Các thông tin và số liệu này sẽ giúp GDCI đánh giá tác động của các chuyển đổi sau khi các đường phố được cải thiện hoàn thành vào cuối năm.
Trong vài tháng tới, Thành phố với sự hỗ trợ của GDCI sẽ triển khai thực hiện tại hiện trường những dự án đầu tiên.